Đang gửi...

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Lượt xem 41514
Hiện nay cơ chế các ban ngành của cơ quan nhà nước ngày càng được rút gọn. Vì thế việc nắm rõ luật để biết cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là việc cần xác định từ đầu.

Mục lục

Hiện nay cơ chế các ban ngành của cơ quan nhà nước ngày càng được rút gọn. Vì thế việc nắm rõ luật để biết cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là việc cần xác định từ đầu.

  1. Những cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

  1. Các cơ sở sau đây KHÔNG thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

  1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cấp bởi các cơ quan chức năng khác nhau tùy theo từng loại sản phẩm khác nhau.

1. Bộ Công thương

Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSATTP đối với các sản phẩm như: Bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bánh, mứt, kẹo, bột và tinh bột….

Cụ thể nhóm sản phẩm do Bộ Công thương quản lý:

    • Bia;
    • Rượu, cồn và đồ uống có cồn;
    • Nước giải khát;
    • Sữa chế biến;
    • Dầu thực vật;
    • Mứt, bánh, kẹo;
    • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứ đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cơ sở, doanh nghiệp nộp tại Ban quản lý ATTP (ở thành phố HCM, Hà Nội hay một số tỉnh khác như Đà Nẵng, Bắc Ninh,..)

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực công thương, sẽ do sở Công thương tỉnh sở tại tiếp nhận và cấp phép.

2. Bộ Nông Nghiệp

Sở Nông Nghiệp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vsattp đối với các sản phẩm như:

    • Ngũ cốc;
    • Thịt và các sản phẩm từ thịt;
    • Thủy sản và các sản phầm từ thủy sản;
    • Rau, củ , quả và các sản phẩm từ rau, củ, quả;
    • Trứng và các sản phẩm từ trứng;
    • Sữa tươi nguyên liệu;
    • Mật ong và các sản phẩm từ mật ong;
    • Sản phẩm biến đổi gen;
    • Muối, gia vị, đường;
    • Chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, , điều và các nông sản thực phẩm;
    • Dụng cụ, vật dụng bao goi svaf đứng đựng thực phẩm.

Các loại thực phẩm kể trên thuộc lĩnh vực phân công quản lý, trong đó:

    • Sở Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận ATTP cho: các cơ sở sản xuấ, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đa ngành (từ 2 ngành trở lên) có giấy đăng ký kinh doanh.
    • Cục Thú y cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung do trung ương quản lý, cơ sở sản xuất giống thủy sản quốc gia, cơ sở nuôi đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh thủy sản, khi cách ly kiểm dịch động vật thuy sản xuất khẩu, nhập khẩu.
    • Chi cục Thú y cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Cơ sở kinh doanh, sản xuất các mặt hàng thịt gia cầm gia súc tươi sống, mật ong.
    • Chi cục Bảo Vệ Thực vật cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Các cơ sở sản xuất kinh doanh rau quả, chè các loại.
    • Chi cục QLCL và BVNL Thủy sản cấp giấy chứng nhận ATTp cho: Quản lý các cơ sở kinh doanh sản xuất các nguyên liệu, sản phẩm thủy hải sản các loại.

3. Bộ y tế

Bộ Nông Nghiệp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSATTP đối với các sản phẩm với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân công, trong đó:

Cục An toàn thực phẩm quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
    • Phụ gia thực phẩm hỗ hợp có công dụng mới;
    • Phụ gia thực phẩm không thuốc danh mục chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ y tế quy định;

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

    • Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm;
    • Các vi chất bổ sung vào thực phẩm;
    • Phụ gia thực phẩm, hương liệu,chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
    • Kinh doanh dịch vụ ăn uống ( cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng, căng tin, bếp ăn tập thể)
  1. Các cơ quan có quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo các cấp chính quyền đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ được phân chia như sau:
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố sẽ cấp cho các trường hợp gồm: Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng trung ương và thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng quận, huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên; Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp; Bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp;
    • Các cơ quan thuộc UBND các quận, huyện, hoặc các cơ quan chức năng được ủy quyền sẽ cấp cho các loại hình sau: Dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do quận, huyện cấp, hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô cung cấp từ 100-300 suất ăn/ngày; Bếp ăn tập thể ở các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; Dịch vụ nấu thuê đám tiệc di động;
    • Với những cơ quan như UBND phường, xã, thị trấn thì cấp giấy chứng nhận cho dịch vụ ăn uống có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công suất cung cấp dưới 100 suất ăn/ngày.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực sử dụng trong 3 năm.

Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Để có thể hiểu rõ hơn về thủ tục cấp giấy chúng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, hãy liên hệ ngay với Luật Doanh Trí để được tư vấn một cách dễ dàng, đơn giản và hiệu quả nhất.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline: 0911 233 955 hoặc Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng quý khách!

 

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: haininh

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải