Đang gửi...

Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (Li- xăng nhãn hiệu)

Lượt xem 506
Trình tự, thủ tục chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đầy đủ nhất.

Mục lục

Dịch vụ đăng ký chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu của công ty Luật Doanh Trí

– Tư vấn về điều kiện chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.

– Tư vấn và hướng dẫn cho Quý khách hàng về việc chuẩn bị, cung cấp các hồ sơ pháp lý phục vụ cho việc chuyển quyền sử dụng.

– Soạn thảo hồ sơ cần thiết cho Quý khách hàng.

– Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ đăng ký chuyển chuyển quyền sử dụng tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

– Đại diện theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.

– Đại diện nhận Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu và gửi lại cho Quý khách hàng.

– Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi hoàn thành công việc theo yêu cầu của Quý khách hàng.

1. Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là gì?

- Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng nhãn hiệu (thường được gọi là Bên chuyển giao hoặc Bên chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu) cho phép tổ chức, cá nhân khác (thường được gọi là Bên nhận chuyển giao hoặc Bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu) sử dụng nhãn hiệu đó trong phạm vi được bảo hộ.

- Để chuyển giao quyền sử dụng một cách hợp pháp, hai bên cần ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, sau đó cần đăng ký hợp đồng này tại Cục sở hữu trí tuệ.

2. Các dạng hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, có ba dạng hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, đó là:

Hợp đồng độc quyền: Ở dạng hợp đồng này, trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng nhãn hiệu, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó nếu được phép sử dụng nhãn hiệu đó nếu được sự cho phép của bên được chuyển quyền.

Hợp đồng không độc quyền: Ở dạng hợp đồng này, trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng nhãn hiệu và có quyền ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu không độc quyền với bên khác.

Hợp đồng thứ cấp: Ở dạng hợp đồng này, bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu đó theo một hợp đồng khác.

3. Nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải có các nội dung cơ bản như sau:

● Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

● Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng.

● Dạng hợp đồng.

● Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ.

● Thời hạn hợp đồng.

● Giá chuyển giao quyền sử dụng.

● Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

4. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

- 02 bản tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

- 01 bản hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu (Bản gốc hoặc bản sao được chứng thực). Nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai.

- Bản gốc văn bằng bảo hộ.

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (Trong trường hợp nhãn hiệu thuộc sở hữu chung).

- Giấy ủy quyền (Trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua đại diện sở hữu công nghiệp)

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.

5. Trình tự, thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Quý khách hàng nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc tại các Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Trong trường hợp hồ sơ có thiếu sót:

● Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng; hoặc

● Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.
- Nếu hồ sơ không có thiếu sót: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ:

● Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

● Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

● Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký.

 

Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề chuyển nhượng nhãn hiệu. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: kieulinh

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải