CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Mục lục
Với đường bờ biển dài 3.200 km cùng 19.000 km đường thủy nội địa và 45 tuyến chính được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, Việt Nam đang khai thác tốt mạng lưới đường thủy nội địa cho hoạt động vận tải và được đánh giá còn nhiều tiềm năng để mở rộng phát triển trong thời gian tới. Theo nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB): Một trong những thế mạnh lớn của loại hình vận tải đường thủy nội địa (VTĐTNĐ) của Việt Nam là mạng lưới gom hàng lớn, cho phép tiếp cận đến hàng ngàn cảng nhỏ và bến thủy nội địa, nơi kích thước sà lan nhỏ hơn phù hợp với các lô hàng cỡ nhỏ hơn và tiêu chuẩn luồng tuyến thấp hơn. Chính vì nhu cầu vận tải đường thủy nội địa như hiện nay, việc xây dựng các công trình có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa ngày càng trở nên cấp thiết. Để việc xây dựng này diễn ra thuận lợi và phù hợp với pháp luật thì các đơn vị, doanh nghiệp phải được cấp Giấy phép xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa. Vậy thủ tục này được thực hiện như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Doanh Trí nhé.
1. Công trình đường thủy nội địa
Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch, hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vũng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
Công trình đường thủy nội địa bao gồm: luồng chạy tàu thuyền; cảng, bến thủy nội địa; âu tàu, kè, đập; báo hiệu, tín hiệu và các công trình phụ trợ khác.
- Các dự án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa được quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BGTVT Quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, theo đó:
Các dự án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa bao gồm:
a) Xây dựng cầu vĩnh cửu, cầu tạm, âu tàu, bến phà, cảng, bến thủy nội địa bốc xếp hàng hóa và đón trả hành khách, phong điện, nhiệt điện, các công trình nổi, công trình ngầm trên đường thủy nội địa;
b) Xây dựng, đường dây, đường ống vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;
c) Xây dựng công trình kè, đập, thủy điện, thủy lợi, thủy điện kết hợp giao thông, thủy lợi kết hợp giao thông, công trình chính trị khác (trừ công trình khẩn cấp phòng, chống lụt bão, bảo vệ đê);
d) Xây dựng cảng cá; cảng, bến làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng;
đ) Thi công nạo vét (trừ nạo vét bảo trì đường thủy nội địa hàng năm và nạo vét bảo đảm giao thông kết hợp tận thu sản phẩm);
e) Khai thác tài nguyên;
g) Thi công trục vớt, thanh thải vật chướng ngại;
h) Các khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, đăng đáy cá, bài nuôi trồng thủy sản, hải sản), khu vực vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao trên đường thủy nội địa.
2. Thành phần hồ sơ thủ tục hành chính cấp Giấy phép xây dựng công trình có liên quan tới giao thông đường thủy nội địa
- Văn bản đề nghị xem xét chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
- Văn bản thỏa thuận bước lập dự án của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa
- Phương án thi công công trình
- Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thi công công trình gồm
- Thuyết minh chung về phương án.
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế.
- Phương án bố trí nhân lực.
- Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công, thời gian thực hiện phương án.
- Bảng tổng hợp hạng mục, khối lượng công việc.
- Số lượng hồ sơ: 05 bộ
3. Cách thực thực hiện
Bước 1: Tổ chức hoặc Cá nhân chuẩn bị hồ sơ hợp lệ
Bước 2: Nộp hồ sơ tới Sở Giao thông vận tải tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Giao thông vận tải
4. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong và sau quá trình thực hiện dự án xây dựng công trình thủy nội địa
Tại Khoản 6 Điều 11 Thông tư 01/2019/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/03/2019, có quy định trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, sửa chữa công trình đường thủy nội địa trong việc bảo trì đoạn luồng vừa thi công vừa khai thác:
a) Trong suốt thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư, nhà thầu thi công có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý đường thủy nội địa, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các biện pháp bảo trì công trình và đảm bảo giao thông;
b) Khi dự án xây dựng công trình đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập kế hoạch và phối hợp thực hiện việc bảo trì công trình cho đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường thủy nội địa;
c) Khi bàn giao công trình đã hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu bảo trì công trình theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các tài liệu cần thiết khác có liên quan cho cơ quan quản lý đường thủy nội địa, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình;
d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, xử lý của cơ quan quản lý đường thủy nội địa, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của Thông tư này.
Trên đây là một só tư vấn cơ bản Luật Doanh Trí muốn cung cấp đến Quý khách hàng. Trong quá trình thực hiện thủ tục, nếu Quý khách hàng gặp khó khăn hay vướng mắc đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua một trong những hình thức sau đây:
Hotline:0911233955
Email:[email protected]
Trụ sở chính: 146 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh- Công ty TNHH Tư vấn Luật Doanh Trí: D22, Đường số 7, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng!
Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Thủ tục công bố hợp quy máy tính xách tay nhập khẩu tại Bắc Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Quảng Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng trung tâm thương mại tại Vĩnh Phúc mới nhất năm 2022
- Thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu ô tô tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép thành lập sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất 2022
- Thủ tục công bố đủ điều cung cấp dịch vụ diệt côn trùng theo quy định pháp luật mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục công bố mỹ phẩm mới nhất tại Việt Nam năm 2023
- đăng ký lưu hành chế phẩm diệt khuẩn trên máy bay mới nhất năm 2023 tại Việt Nam
- Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam