Đang gửi...

CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÈ ĐẦU TƯ MỚI NHẤT NĂM 2023

Lượt xem 316
Những năm gần đây đầu tư ra nước ngoài ngày càng được chú trọng phát triển. Đầu tư nhằm khai thác và phát triển hơn nữa thị trường, nâng cao trình độ công nghệ, năng lực quản lí. Qua đó làm tăng thêm nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội cho đất nước. Dưới đây Luật Doanh Trí giới thiệu tới bạn đọc Các hình thức đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư mới nhất năm 2023.

Mục lục

Những năm gần đây đầu tư ra nước ngoài ngày càng được chú trọng phát triển. Đầu tư nhằm khai thác và phát triển hơn nữa thị trường, nâng cao trình độ công nghệ, năng lực quản lí. Qua đó làm tăng thêm nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội cho đất nước. Dưới  đây Luật Doanh Trí giới thiệu tới bạn đọc Các hình thức đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư mới nhất năm 2023.

1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là gì?

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài được hiểu là nhà đầu tư Việt Nam thành lập hoặc tham gia góp vốn vào tổ chức kinh tế ở nước ngoài, trực tiếp điều hành, quản trị tổ chức kinh tế ở nước ngoài.Trên cơ sở sử dụng tiền, máy móc, thiết bị để thực hiện góp vốn.

2. Nguyên tắc hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài được tiến hành dựa trên các nguyên tắc như sau:

-Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực hát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

-Nhà đầu tư hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật đầu tư, các quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

3. Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Có các hình thức dành cho nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài như sau:

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
  • Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

4. Nguồn vốn của hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Các nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài được quy định trong Luật đầu tư cụ thể như sau:

-Về trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài do nhà đầu tư chịu.

-Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ; phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.

-Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

5. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài

Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý;
  • Xác nhận không nợ thuế;
  • Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng.
  • Các tài liệu khác, tùy dự án đầu tư;

6. Chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài

Dự án đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp như sau:

  • Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
  • Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
  • theo điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
  • Nhà đầu từ chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
  • Qua thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; mà dự án đầu từ không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận; hoặc quá thời hạn 12 tháng khi nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu từ không được triển khai.
  • Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; mà nhà đầu từ không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước; và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ đầu tư.
  • Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế; hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư; mà nhà đầu tư không có văn bản,…

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Các hình thức đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư mới nhất năm 2023.. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải