Lưu ý khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Mục lục
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, kiểu dáng công nghiệp nếu muốn được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ thì chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
1. Điều kiện bảo hộ
- Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của đối tượng đăng ký bảo hộ.
Để hiểu rõ hơn về các điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp, Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm ở bài viết “ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP” của Luật Doanh Trí.
- Ngoài ra, kiểu dáng công nghiệp phải do chính tác giả sáng tạo ra, không sao chép của cá nhân, tổ chức khác dưới mọi hình thức.
2. Chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, các chủ thể sau có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
- Tác giả sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, công sức để sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp.
- Tổ chức, cá nhân giao việc, đầu tư kinh phí, phương tiện cho tác giả hoặc kí hợp đồng với tác giả để sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
- Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
- Nhà nước (trong trường hợp sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, chi phí, ngân sách nhà nước để sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp).
3. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
- Trong trường hợp nhiều đơn của nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký kiểu dáng công nghiệp bị trùng hoặc không quá khác biệt với nhau, văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng đủ điều kiện cấp văn bằng bảo hộ.
- Ngày ưu tiên là ngày nộp đơn hợp lệ tại một nước thành viên khác của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trước khi nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong thời hạn 06 tháng.
Ví dụ: A nộp đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp X tại Cục sở hữu trí tuệ Việt nam ngày 01/01/2017, B cũng nộp yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trùng với kiểu dáng công nghiệp X tại Cục sở hữu trí tuệ ngày 01/01/2017 nhưng có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng kí kiểu dáng công nghiệp đó nộp tại Nhật Bản vào ngày 10/10/2016 thì ngày ưu tiên của B là ngày 10/10/2016. Khi đó, đơn đăng ký của A sẽ bị từ chối.
- Trong trường hợp các đơn đáp ứng đủ điều kiện có cùng ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho 01 đơn duy nhất dựa trên sự thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn. Nếu các bên không thỏa thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
4. Quyền sử dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệp
Nếu người đăng ký kiểu dáng công nghiệp phát hiện ra có người sử dụng hoặc có đủ điều kiện để sử dụng kiểu dáng công nghiệp với mục đích thương mại trước ngày nộp đơn thì có 02 trường hợp xảy ra như sau:
- Người đăng ký có quyền thông báo cho người sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp biết về việc mình đăng ký và yêu cầu họ chấm dứt hành vi sử dụng. Nếu họ cố tình tiếp tục sử dụng thì sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu có quyền yêu cầu người sử dụng trước chấm dứt hành vi sử dụng và đền bù một khoản tiền cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.
- Trường hợp trước ngày kiểu dáng công nghiệp được công bố, các chủ thể khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp do chính mình độc lập tạo ra nhưng có tính đồng nhất với kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký thì sau khi người đăng ký được cấp văn bằng bảo hộ, người sử dụng trước có quyền tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng giống như trước đó đã sử dụng mà không phải xin phép, không phải đền bù.
Tuy nhiên, họ không được mở rộng phạm vi và khối lượng sử dụng khi chưa được chủ sở hữu cho phép. Đồng thời họ cũng không được chuyển giao quyền cho người khác (trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp)
5. Đảm bảo bí mật về kiểu dáng công nghiệp trước khi đăng ký
- Nếu các cá nhân, doanh nghiệp muốn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của mình thì việc giữ bí mật kiểu dáng công nghiệp trước khi đăng ký là hết sức quan trọng.
- Đây là một việc hết sức khó khăn, nhất là đối với các sản phẩm do các doanh nghiệp lớn thiết kế kiểu dáng, việc để lộ thông tin về kiểu dáng sản phẩm ra ngoài thị trường là điều khó tránh khỏi. Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề như sau:
● Nếu như vô tình để người khác biết được kiểu dáng sáng tạo của sản phẩm của mình, việc lập ngay một hợp đồng bằng văn bản, trong đó nêu rõ kiểu dáng của sản phẩm đó là bí mật, cần phải được thực hiện ngay lập tức để tránh những hậu quả phát sinh sau này.
● Công khai kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp mình trước khi các đối thủ cạnh tranh công khai trên các phương tiện truyền thông như: quảng cáo trên tivi, báo, catalog,.. bởi vì nếu sau đó, các đối thủ nếu có đi đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì cũng không được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp vì không đáp ứng điều kiện về tính mới (tính chưa bị bộc lộ công khai).
Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp, hãy liên hệ ngay với Luật Doanh Trí để được tư vấn và hỗ trợ một cách chi tiết nhất. Hỗ trợ thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp là một trong những lĩnh vực chuyên sâu của công ty của chúng tôi. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chúng tôi nhất định sẽ làm hài lòng quý khách với thủ tục nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Hotline: (024) 6293.8326 - 0911.233.955
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng ./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: kieulinh
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
- BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ NĂM 2022 TẠI BÁC NINH
- ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN WEBSITE TẠI QUẢNG NINH MỚI NHẤT NĂM 2022
- Cập nhật những quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Ba điều cần biết trước khi đăng ký bản quyền tác giả
- Thuê người viết bài có vi phạm pháp luật không?
- Nhãn hiệu không phải nhãn hàng hoá - Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu